Chùa Giác Lâm gần 300 năm tuổi không chỉ nổi bật bởi kiến trúc cổ kính, mà còn bởi việc gìn giữ 113 pho tượng cổ được sơn thếp vàng. Đây là một trong những tổ đình Phật giáo lâu đời nhất miền Nam, được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá quốc gia năm 1988.
Chùa Giác Lâm hay còn gọi là tổ đình Giác Lâm, toạ lạc tại đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP HCM, được xây dựng vào năm 1744.Chùa được coi là tổ đình của Lâm Tế tông tại miền Nam. Chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào năm 1988.Sau cổng tam quan là Bảo tháp xá lợi 7 tầng hình lục giác. Theo tài liệu, tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ xá lợi Phật.Cổng nhị quan được xây dựng vào năm 1939 - 1945, có hai cửa nhỏ hai bên để khách và phật tử vào khu chính điện.Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ.Mỗi đầu kèo ở hàng tư chùa đều tạc đầu rồng.Mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng.Trên đỉnh mái được trang trí hình “lưỡng long tranh châu” bằng gốm.Hành lang hai bên chính điện.Đặc biệt, trên các bức tường của chùa còn được trang trí bằng đĩa kiểu.Bên trong chính điện có 56 cột to màu nâu sẫm, được chạm khắc câu đối và thếp vàng công phu.Chính điện được bày trí theo kiểu "tiên bái Phật, hậu bái Tổ".Trong 118 pho tượng được lưu giữ tại chùa có đến 113 pho tượng cổ.
Sau 7 ngày tu học, chiều 11/7, khóa Bồi dưỡng trụ trì 2025 tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang (P. Bình Trưng, TP.HCM), với chủ đề “Phật giáo Khất sĩ: Hội nhập & Phát triển”, đã chính thức khép lại.
Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận
Chiều ngày 11/7/2025, tịnh xá Ngọc Sơn II (phường Vĩnh Thông, tỉnh An Giang) khóa tu mùa hè với chủ đề “Hương lam giữa hạ” diễn ra từ ngày 11 - 13/7/2025, với sự tham gia của hơn 60 khóa sinh, đã chính thức khai mạc trong không khí trang nghiêm và tràn đầy năng lượng tuổi trẻ.
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.