23/06/2025 09:59

Ký họa về chùa Dâu - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và cừu đá gần 2.000 năm tuổi

Nghe đọc bài:

Về Bắc Ninh khám phá chùa Dâu - ngôi chùa có từ cách đây 1.800 năm, được xem là chùa cổ nhất VN.

Lễ hội chùa Dâu là một trong những lễ hội Phật giáo lâu đời nhất - Ký họa của kiến trúc sư Bùi Hoàng Bảo

Theo thư tịch cổ, chùa Dâu (còn có tên chùa Pháp Vân) được xây dựng từ cuối thế kỷ 2. Thời đó, nước ta bị nhà Hán cai trị. Vùng này có tên Luy Lâu, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo của nước ta lúc bấy giờ. Đây là nơi giao thoa của Phật giáo Ấn Độ, Đạo giáo, Nho giáo của Trung Quốc và tín ngưỡng bản địa.

Lối vào chùa Dâu - Ký họa của kiến trúc sư Trần Xuân Hồng

Chùa Dâu được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bái đường, Thiêu hương và Thượng điện tạo thành hình chữ Công 工. Tiền đường phía trước, hành lang hai bên cùng Hậu điện phía sau bao bọc tạo thành hình chữ Quốc 国.

Chùa được xây lại và nhiều lần trùng tu. Giữa sân chùa là tháp Hòa Phong hình vuông cạnh gần 7 m, cao khoảng 17 m. Xưa tháp cao 9 tầng nay chỉ còn 3 nhưng vẫn đủ để những bức tượng Thiên vương bốn góc đứng hộ trì Phật pháp, phía trên treo quả chuông đồng đúc vào cuối thế kỷ 18. Tháp xây bằng gạch cỡ lớn, nung thủ công.

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Chùa Dâu từng chứng kiến sự hình thành dòng thiền đầu tiên ở VN - dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (tên của thiền sư Ấn Độ mang dòng thiền này sang nước ta vào thế kỷ 6 và cư trú tại chùa Dâu). Tượng ông vẫn còn đó, ở tòa Thượng điện.

Trước tháp còn có tượng một con cừu đá (cao 0,8 m, dài 1,33 m) là dấu tích cổ xưa nhất còn sót lại (được cho là gần 2.000 năm trước). Giai thoại kể rằng, khi sang VN, thiền sư Ấn Độ có mang theo 2 con cừu. Một con chạy lạc đến chùa Dâu, con kia đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó, cách chùa Dâu khoảng 3 km) nên người dân tạc tượng mỗi nơi một con để thờ.

Quét lá sân chùa - Ký họa của KTS Linh Hoàng
Ngôi chùa cổ nhất VN - Ký họa của KTS Linh Hoàng

Lễ hội chùa Dâu (8/4 âm lịch) là một trong những lễ hội Phật giáo lâu đời nhất. Năm 2013, công trình được công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Bộ mộc bản(*) chùa Dâu 107 tấm (nội dung về giáo lý nhà Phật, nghi thức cầu mưa, cầu tạnh…) cũng trở thành bảo vật quốc gia.

(*) phương pháp in ấn ngày xưa: khắc chữ, hình vẽ lên gỗ để in ấn.

Toàn cảnh chùa Dâu - Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh
Chùa Dâu - Tranh của KTS Hoàng Dũng
Toàn cảnh chùa Dâu - Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh
Chùa Dâu một ngày mùa đông - Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Theo Thanh Niên

Download Android Download iOS
Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

[Video] An Giang: Tiếp nối chương trình tu học trong ngày đầu tiên tại khóa tu mùa hè “Hương lam giữa hạ”

Chiều ngày 11/7/2025, tịnh xá Ngọc Sơn II (phường Vĩnh Thông, tỉnh An Giang) khóa tu mùa hè với chủ đề “Hương lam giữa hạ” diễn ra từ ngày 11 - 13/7/2025, với sự tham gia của hơn 60 khóa sinh, đã chính thức khai mạc trong không khí trang nghiêm và tràn đầy năng lượng tuổi trẻ.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online