Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim con": Phật pháp nhiệm mầu

Nghe đọc bài:

            

Phật pháp nhiệm mầu

 

“Sự giác ngộ luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người. Những giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới sự giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra vẫn đang sống, đó cũng là lúc bạn bạn chạm tay vào điều kì diệu của việc được sống và yêu thương mỗi ngày. Đó cũng là một loại giác ngộ” 

(Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

 

Đúng thế, đạo Phật gần gũi biết bao! Thế mà, lâu nay con đã tự mình ngộ nhận Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni kính yêu của nhân loại là một đấng tối cao, ban phước giáng họa xuống trần gian qua việc đi chùa chỉ biết cầu xin và trả lễ.  Mặc dù viếng chùa rất nhiều với gia đình vào những dịp Lễ, ngày Rằm hay mùng Một, nhưng con vẫn chưa từng biết đến hai chữ: “Phật pháp”. 

 

Sau khi đọc xong hai quyển sách kì diệu và mầu nhiệm Đường xưa mây trắngKhông diệt không sinh đừng sợ hãi của sư ông Làng Mai viết, con đã có thể phần nào trả lời được. Sư Ông đã giúp con hiểu, Đức Phật thiêng liêng cũng là một con người bình thường như chúng ta. Thầy thường gọi làBụt”. Bụt không khoác trên mình những thứ thần thông và hào quang giống thần tiên, trời như thiên nhãn thông, tha tâm thông,… mà chỉ có trí tuệ, lòng từ, yêu thương làm căn bản. Cơ bản vậy mà ta thật khó hiểu điều Bụt dạy. Hoàn toàn đúng với câu nói: “Nhân thân nan đắc, phật giáo nan dung”. 

 

Không chỉ vậy, Sư Ông còn chỉ rõ các phép thực tập chánh niệm cho tất cả mọi người đều có thể thực hành được. Nhờ chứng nhập được những thứ giản đơn như vậy, cuộc sống ta bớt đi đau khổ, xua tan đi những u minh, trí óc thêm sáng suốt, trở nên hạnh phúc hơn, không còn mê tín nữa. Từ đó, con nhận ra “Đến chùa” và “Phật pháp” hoàn toàn khác biệt. “Đến chùa” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam hay theo tín ngưỡng dân gian. Khi gặp chuyện không may thì cầu xin Phật độ trì nhưng không nghe lời Phật giảng để mình tự giúp chính mình. Còn “Phật pháp” là việc học và thọ hưởng, áp dụng các pháp môn tu để chuyển hóa phiền não, chứng ngộ đạo quả. 

 

Chính con đã dùng phương pháp: “Quán niệm hơi thở định tâm chuyên nhất, diệt trừ tạp niệm vọng tưởng”. Con thấy rất hiệu quả. Và đặc biệt, con nhớ lời Phật dạy: “Đạo hiếu là đạo Phật, tâm hiếu là tâm Phật” kèm theo bốn câu kệ: 

“Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.”

Theo con, Đạo Phật là một con đường đưa đến sự giải thoát, an vui Niết Bàn. Từ bây giờ, con xin nguyện đem hết lòng từ dâng lên Phật, chư vị Lịch đại Tổ sư, hộ pháp để hồi hướng công đức đạt thành ý chí xuất gia sau này. Nhằm đáp đền tứ đại trọng ân: ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân đất nước, âbè bạn và ơn tất thảy các chúng sanh có mặt trên quả địa cầu này. Con xin nguyện đem hết tâm thành kính hướng đến đạo Phật luôn mãi trường tồn, chánh pháp rạng ngời.

 

Đỗ Nguyễn Minh Triết

Download Android Download iOS
Ban Văn hóa Trung ương mời tham gia gian hàng lễ hội văn hóa Phật giáo Vesak 2025

PSO - Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN vừa có thông báo mời các tự viện, cơ sở sản xuất - kinh doanh, đơn vị văn hóa Phật giáo, nghệ nhân, doanh nhân và đồng bào Phật tử đăng ký tham gia gian hàng tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Việt Nam chào mừng Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

Chỉ có một ngày tu tập, người trẻ học được gì?

Trong thời đại số, điện thoại đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của nhiều bạn trẻ trong cả học tập lẫn giải trí. Sau những giây phút căng thẳng, việc tìm kiếm sự xoa dịu từ những thú vui trên màn hình dường như là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi những thước phim ngắn cho bạn thấy “mọi thứ” trên đời.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online