Hà Nội: Trang nghiêm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia tại chùa Tân Hải

Nghe đọc bài:

PSO - Tối ngày 28/10/2023 (nhằm ngày 14 tháng 08 năm Quý Mão), tại chùa Tân Hải (thôn Phương Ngoại, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội) đã trang nghiêm diễn ra Đêm văn nghệ và Pháp hội hướng tới kỷ niệm ngày lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia 19/06 âm lịch PL.2567 – DL.2023. 

Quán Thế Âm là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài. Bồ tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như: Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã Tâm Kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà La Ni, Chuẩn Đề Đà La Ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài được xem là vị Đại Bi (trong kinh Pháp Hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại Trí (trong Bát Nhã Tâm Kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.

Tiết mục múa ” Hạnh Nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm”

Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 âm lịch. Nhân dịp kỷ niệm ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia, để bày tỏ lòng tôn kính của mỗi người con Phật đối với công hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm, Đại đức Thích Quảng Hiếu – Bản tự chùa Tân Hải đã cùng đông đảo quý Phật tử trong đạo tràng thành kính tổ chức các hoạt động Phật sự kính dâng lên Ngài nhân sự kiện Phật sự trọng đại, linh thiêng và ý nghĩa này.

Đông đảo Phật tử về tham dự lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia tại chùa Tân Hải

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm. Kinh cho ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Bồ tát Quán Thế Âm như là một người mẹ hiền, dung tâm Từ, tâm Bi để che chở, nâng đỡ, sách tấn cho chúng sinh trên bước đường tu tập, để giáo lý của Đức Phật dễ thẩm sâu vào trong tâm của mỗi chúng sinh.

Đại đức Thích Quảng Hiếu chia sẻ tại buổi lễ

Tiếp đó, Đại đức Thích Quảng Hiếu đã chia sẻ cùng đại chúng về lịch sử Bồ tát Quán Thế Âm, ý nghĩa và 12 đại nguyện, ý nghĩa các ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Theo đó, Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm. Trong kinh điển cho chúng ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ – Đại Bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Bồ tát Quán Thế Âm xuất hiện như là một người mẹ hiền, dung tâm Từ, tâm Bi để che chở, nâng đỡ, sách tấn cho chúng sinh trên bước đường tu tập, để giáo lý của Đức Phật dễ thẩm sâu vào trong tâm khảm của mỗi chúng sinh.

Nhân dịp này, đạo tràng chùa Tân Hải đã tổ chức khóa lễ tụng kinh Diêụ Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn – Diễn nói hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát; lễ 12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm, niệm hồng danh Bồ Tát Quán Thế Âm, cầu nguyện Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và trang nghiêm thành kính tổ chức lễ tưởng niệm hướng tới ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia 19/06 âm lịch.

Tin, ảnh: Thành Trung, chùa Tân Hải

Download Android Download iOS
Ban Văn hóa Trung ương mời tham gia gian hàng lễ hội văn hóa Phật giáo Vesak 2025

PSO - Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN vừa có thông báo mời các tự viện, cơ sở sản xuất - kinh doanh, đơn vị văn hóa Phật giáo, nghệ nhân, doanh nhân và đồng bào Phật tử đăng ký tham gia gian hàng tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Việt Nam chào mừng Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

Chỉ có một ngày tu tập, người trẻ học được gì?

Trong thời đại số, điện thoại đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của nhiều bạn trẻ trong cả học tập lẫn giải trí. Sau những giây phút căng thẳng, việc tìm kiếm sự xoa dịu từ những thú vui trên màn hình dường như là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi những thước phim ngắn cho bạn thấy “mọi thứ” trên đời.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online