Hà Nội: Hoàn mãn khóa Thiền Tứ Niệm Xứ tại chùa Đông Khánh

Nghe đọc bài:

PSO - Từ ngày 27/12/2024 đến ngày 12/1/2025, hai khóa thiền Tứ Niệm Xứ tại chùa Đông Khánh (thôn Đông Ngàn, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã hoàn mãn, dưới sự hướng dẫn của Tỳ-kheo Thích Pháp Cẩn (Đại đức Thích Phước Hạnh), Thầy có kinh nghiệm trên 20 năm tu tập và hướng dẫn Thiền.

Khóa thiền có sự đồng hành của cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn - người sáng lập hệ thống Trường Xanh Tuệ Đức và Làng Hạnh Phúc, cùng đông đảo Thầy Cô nhân viên; Thabarwa Pháp Phục và Phật tử chùa Đông Ngàn cùng bà con chung tay công quả hộ độ. 

Tại đây, khoảng 30 thiền sinh bao gồm Thầy Cô giáo Tuệ Đức và học sinh, sinh viên cùng trải nghiệm. Với sự bài bản cả Pháp học và Pháp hành, Đại đức Pháp Cẩn đã truyền tải thiền Tứ Niệm Xứ dễ hiểu, dễ tiếp nhận. 

Thiền, tiếng Pàli là Bhàvanà/Jhànanghĩa là “định”, “tĩnh lặng”. Samatha bhàvanà là “thiền chỉ”/ “thiền định” (Samatha); Vipassanà bhàvanà là “thiền quán” (thiền tuệ).“Thiền chỉ” có trước Phật thành đạo; “thiền quán” do đức Phật khám phá gắn liền với vô ngã - một đặc điểm duy nhất chỉ có ở đạo Phật.

Thiền định giúp tâm an tĩnh, đối trị với năm 5 chướng ngại (tham, sân, hôn trầm, thụy miên, nghi). Đức Phật mô tả 40 đối tượng thiền Định, chia thành 7 loại:  10 Đối Tượng nguyên Vẹn (Kasinas), bao gồm Đất, Nước, Gió, Lửa, màu Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng, Không gian, và Ánh sáng - những đối tượng này có thể được quán sát; 10 đối tượng quán chiếu tiến trình tử thi, 10 Đối Tượng Tưởng niệm: niệm Phật, Pháp, Tăng, Giới, Sự Giải Thoát, chư thiên (Devas)/ Trời; Sự Yên Bình; Cái Chết; 32 bộ phận cơ  thể và Hơi thở; 4 (Tứ) Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả; 4 Cõi Trời Vô Sắc Giới: Không Vô Biên, Cõi Thức Vô Biên, Cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng;  1 quán tưởng về Thức ăn, 1 phân tích về Tứ Đại. Trong số 40 đối tượng hành thiền trên, 10 loại chỉ tạo ra Cận Định, 30 loại có thể tạo ra Cận Định hoặc tầng “Thiền Định” (Định Định hay Định An Chỉ).

Thiền Vipassana (Thiền tuệ, Thiền minh sát), chú trọng quan sát tâm sinh diệt trong từng khoảnh khắc/sát-na định (khanika samadhi), như lời Phật: “Ai sống một trăm năm, không thấy pháp sinh diệt; không bằng sống một ngày, thấy được pháp sinh diệt”; nhấn mạnh vào “sự hiểu biết đúng đắn”, bản chất đích thực về quá trình thân-tâm. Tỳ kheo Pháp Cẩn đưa ra Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta) thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), Đức Phật đã giảng giải về Bốn nền tảng Chánh niệm có tất cả có 21 phần; chỉ ra 7 ích lợi có được từ việc thực hành Thiền Minh Sát Tứ niệm xứ (Satipatthana Vipassana), giúp: Thanh lọc tâm khỏi những ô nhiễm và bất tịnh, vượt khổ đau; vượt sầu não, ai oán; vượt qua khổ về thể xác; vượt qua khổ tinh thần, khổ tâm; chứng ngộ Thánh Đạo & Quả; chứng ngộ niết-bàn (Nibbana). Hành thiền cũng là cách để duy trì và phát triển các Ba la mật. Mục đích hành thiền là để tịnh hóa dòng tâm thức và chấm dứt khổ đau ngay tại đây và bây giờ, tiến dần đến giải thoát sanh tử luân hồi. Tính ứng dụng thực tiễn vì vậy rất cao cho đời sống cân bằng thân tâm con người thời hiện đại.

Sau thành công của khóa thiền Tứ Niệm Xứ lần thứ nhất đầu tháng 12 tại chùa Đông Ngàn, khóa 2 được tiếp tục diễn ra từ ngày 10 - 12/1/2025 với bài giảng và thực tập nhấn mạnh về Quán Thân. Đại đức tiếp tục hướng dẫn kĩ lưỡng về Pháp thiền Tứ Niệm Xứ xuất phát từ hệ thống kinh điển Nguyên Thủy Nikaya, 5 tạng kinh của Nguyên Thủy Phật giáo: Trường bộ (Dīghanikāya), gồm 34 bài Kinh dài. Trung bộ (Majjhimanikāya), gồm 152 bài kinh trung. Tương Ưng bộ (Saṃyuttanikāya)gồm 7762 bài kinh. Tăng Chi bộ (Anguttaranikāya) gồm 9557 bài kinh. Tiểu Bộ (Khuddakanikāya) gồm những lời dạy riêng lẻ, lịch sử và những câu chuyện khác nhau. Tất cả nhấn mạnh giới thiệu tổng quát về các nội dung Thân, Thọ, Tâm, Pháp dựa trên các cốt tủy của Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Tam vô lậu học (giới, định, tuệ) và tuân thủ nếp sống Thiền môn theo chúng tu học, khóa thiền đã cung cấp các kiến thức cơ bản của Phật giáo, đem lại sự ứng dụng đạo đức chuẩn mực trong đời sống. 

Ngoài ra, trong khóa thiền, Đại đức Phước Hạnh cùng với sự giao lưu hướng dẫn của Thầy Trần Việt Quân đã giới thiệu qua những giới luật và oai nghi phép tắc của người Cư sĩ khi về chùa, sơ khởi tổng quát qua 20 trường phái đạo đức Đông-Tây, kim-cổ như: Thuyết Công Lợi/Hậu Quả Luận, Đạo Nghĩa Luận, Đạo Đức Học Vị Kỉ, Đạo Đức Học Vị Tha, Nho giáo, Lão giáo…

Thầy Thích Phước Hạnh với kinh nghiệm từng hướng dẫn thiền Phật giáo bằng Tiếng Anh cho sinh viên và Học viên Cao tại Mỹ; Thầy đã chuyển tại các tinh yếu căn bản của thiền một cách khoa học và hệ thống.

Với nội dung Quán Tâm, hành giả hiểu rõ hơn về Triết học Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo cũng như về tâm lý học Phật giáo; từ đó nắm rõ nguyên lý sanh diệt vô thường của tâm, các trạng thái tâm thiện, bất thiện, tâm vô kí; tâm vương và các tâm sở, các tâm sở tịnh hảo… để gìn giữ các hạt giống tâm thiện lành, từ ý thức rèn luyện qua các đề mục đối trị qua đó phát triển sâu sắc chánh niệm, đưa đến sự bùng vỡ của tuệ giác; với cơ sở chánh kiến rõ ràng qua đạo lộ tu tập của Tứ niệm xứ, lòng từ bi tự nhiên được khai thông trong tinh thần Chánh niệm Xả ly khi thấu rõ thực tính Pháp, không trụ chấp. Hành giả qua tiếp cận giáo lý 5 tâm sở biến hành, 5 tâm sở biệt cảnh, 11 tâm sở thiện, 6 căn bản phiền não, 20 tuỳ phiền não, 4 tâm sở bất định qua các bộ Luận Phật giáo, nhất là của Vi diệu Pháp thấy được tinh hoa cao thâm rộng lớn của triết lý Phật để tin tưởng và thực hành; chuyển hóa phiền não lậu hoặc, tự thanh lọc thân tâm và làm lợi ích cho gia đình cộng đồng một cách tự nguyện, tự nhiên. Theo Phật giáo Nguyên Thủy, Tạng luận Vô Tỷ Pháp bàn về pháp siêu lý, bản thể mỗi người và chúng sinh, như: tâm, sở hữu, sắc pháp, Níp-bàn để cho thấy là tất cả pháp thực tính có quy luật sanh lên theo nhân duyên. 

Vì vậy, trên cương vị là người sáng lập dự án “Phật Học Tinh Hoa Thế Giới”, dịch Anh sang Việt các tác phẩm hàn lâm và cập nhật từ các chuyên gia Phật học hàng đầu nhân loại tại các Đại học tốt nhất thế giới: Oxford, Cambridge, Harvard, Columbia, Yale, Princeton, Chicago, Berkeley, Stanford.... Mô hình phụng sự hoằng pháp của Đại đức Pháp Cẩn và cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn mang ý nghĩa trực tiếp và gián tiếp đã và đang đóng góp tích cực cho sự phục hưng Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới. 

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Ban Văn hóa Trung ương mời tham gia gian hàng lễ hội văn hóa Phật giáo Vesak 2025

PSO - Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN vừa có thông báo mời các tự viện, cơ sở sản xuất - kinh doanh, đơn vị văn hóa Phật giáo, nghệ nhân, doanh nhân và đồng bào Phật tử đăng ký tham gia gian hàng tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Việt Nam chào mừng Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

Chỉ có một ngày tu tập, người trẻ học được gì?

Trong thời đại số, điện thoại đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của nhiều bạn trẻ trong cả học tập lẫn giải trí. Sau những giây phút căng thẳng, việc tìm kiếm sự xoa dịu từ những thú vui trên màn hình dường như là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi những thước phim ngắn cho bạn thấy “mọi thứ” trên đời.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online