26/01/2020 14:41

Châu Á phủ sắc đỏ, rộn ràng đón Tết Nguyên đán

Tại nhiều nước châu Á, Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng bậc nhất trong năm với các hoạt động mang dấu ấn văn hóa. Khắp các nẻo đường trở nên rực rỡ, nhộn nhịp thời gian này.

Không khí tất bật chuẩn bị từ trước Tết

Tết cổ truyền được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong năm tại nhiều quốc gia châu Á. Mỗi đất nước có một phong tục đón tết khác nhau, nhưng đây đều là dịp để mọi người trở về đoàn tụ cùng gia đình, quây quần thưởng thức bữa ăn truyền thống. Trước Tết khoảng một tháng, không khí đã bắt đầu trở nên tất bật, nhộn nhịp. Người dân các nước tranh thủ dọn dẹp, sắm sửa vật dụng trang trí nhà cửa, làng nghề truyền thống cũng bước vào thời điểm bận rộn nhất trong năm. Các món đồ màu đỏ như đèn lồng, câu đối, quần áo... có ý nghĩa mang tài lộc đến trong dịp lễ Tết. Không khí khắp nơi đều vui vẻ, náo nhiệt, nhiều phong tục và lễ hội thú vị được tổ chức.

Châu Á khoác sắc đỏ chào đón lễ hội quan trọng nhất năm

Bắn pháo hoa, lễ chùa, chiêm ngưỡng màn múa lân sư rồng, lì xì người thân... là những truyền thống lâu đời còn lưu lại đến ngày nay. Vào thời khắc giao thừa, pháo hoa bắn lên trời như hình thức đón chào một năm mới đến rộn ràng, náo nhiệt. Ánh sáng và tiếng ồn của pháo hoa được xem là vũ khí lợi hại để xua đuổi tà ác và điềm xấu. Đường phố dịp đầu năm mới cũng trở nên rực rỡ, lung linh hơn với ánh đèn màu, muôn hoa khoe sắc. Tết Canh Tý, mô hình chuột được dựng lên khắp phố phường hy vọng nhiều điều tốt lành sẽ đến. Người Singapore có truyền thống tặng tiền lì xì đựng trong bao đỏ cho người thân chưa lập gia đình. Các hoạt động thường diễn ra vào dịp Tết của người Việt là đi du xuân, lễ chùa, hái lộc, xông đất đầu năm… Đối với mỗi người, dù có đi đâu làm gì thì ngày Tết cũng là lúc trở về, thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên và cùng gia đình đón một mùa xuân mới.

Nghề làm đèn lồng cỡ lớn vào dịp Tết ở Trung Quốc Làng Tuntou (Trung Quốc) được biết đến với nghề sản xuất đèn lồng từ thời cổ đại. Những chiếc đèn lồng cỡ lớn được làm tỉ mỉ và trang trí vào các ngày lễ lớn, đặc biệt là dịp Tết.

Thảo Ly Nguồn: Reuters, CNN Theo: Zing.vn

Download Android Download iOS
Ban Văn hóa Trung ương mời tham gia gian hàng lễ hội văn hóa Phật giáo Vesak 2025

PSO - Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN vừa có thông báo mời các tự viện, cơ sở sản xuất - kinh doanh, đơn vị văn hóa Phật giáo, nghệ nhân, doanh nhân và đồng bào Phật tử đăng ký tham gia gian hàng tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Việt Nam chào mừng Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

Chỉ có một ngày tu tập, người trẻ học được gì?

Trong thời đại số, điện thoại đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của nhiều bạn trẻ trong cả học tập lẫn giải trí. Sau những giây phút căng thẳng, việc tìm kiếm sự xoa dịu từ những thú vui trên màn hình dường như là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi những thước phim ngắn cho bạn thấy “mọi thứ” trên đời.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online